Xsmb T7

Thời cụ tôi đẻ nhiều, trên 10 người con trở lên vì các cụ lập gia đình sớm toàn 18-20 tuổi. Đến thời xsdl

【xsdl】Sinh một con đã 'toát mồ hôi'

Thời cụ tôi đẻ nhiều,ộtconđãtoátmồhôxsdl trên 10 người con trở lên vì các cụ lập gia đình sớm toàn 18-20 tuổi. Đến thời ông bà tôi sinh bố mẹ tôi cũng phải 8-10 con, đến đời bố mẹ tôi sinh bốn con cũng còn nhiều nhất là ở vùng nông thôn nên việc xiết chặt mức sinh mới được thực hiện.

Bây giờ chúng tôi, thế hệ 7X, 8X thì chỉ dám sinh từ một đến hai con. Các bạn trẻ thuộc thế hệ 9X về sau thì lập gia đình muộn còn không muốn sinh con nữa.

Dân số già là do trước kia chúng ta đẻ quá nhiều, thời ông bà sinh ra bố mẹ tôi toàn 9-10 con, sống vô cùng cực khổ. Có được mảnh đất thì phải chia năm, xẻ bảy cho các con làm nông nên sản xuất manh mún vì thiếu đất.

Lúc đó công nghiệp chưa phát triển nên chủ yếu là nông nghiệp chất lượng thấp. Đời sống mới khá lên được khoảng 20 năm nay, nên những dư âm thời đó vẫn đeo bám thế hệ chúng tôi 7X, 8X. Bây giờ thế hệ này không thể sinh nhiều như thời bố mẹ được chỉ một, hai con là đã toát mồ hôi rồi.

Muốn có công việc tốt phải chen chúc ở đô thị và đối mặt với áp lực giá nhà tăng chóng mặt và chi tiêu cho một đứa trẻ ngày càng lớn. Đến thế hệ gen Z thì chúng chẳng thích sinh con nữa vì thế hệ này đã có sẵn tính ỷ và sức chịu áp lực kém và thích hưởng thụ. Dân số già, chưa giàu đã già là không thể tránh khỏi, khó có biện pháp nào để thay đổi được khi áp lực kinh tế ngày càng tăng.

Chính vì thế bảo sao Pháp cần tới 115 năm mới dân số già còn Việt Nam chỉ 20 năm là đạt tình trạng này. Bây giờ mọi cố gắng tăng dân số đều rất khó vì nhận thức đã thay đổi. Phụ nữ bây giờ vừa đi làm, vừa phát triển sự nghiệp, vừa phải sinh con thật sự rất khổ nếu kinh tế eo hẹp và còn chực chờ bị sa thải nữa.

Muốn tăng sinh lên mức thay thế thì phải có chế độ quan tâm đặc biệt đến phụ nữ và trẻ em, ví dụ như chế độ làm việc lương, thưởng, miễn giảm học phí cho các cháu. Nhưng thật sự là với tình hình này thì "cái khó vẫn bó cái khôn".

Hồng Nhung

Dân số Việt Nam sẽ tăng lên 107 triệu người vào năm 2044, sau đó giảm còn 72 triệu người năm 2100, là hậu quả của mức sinh thấp.

Thông tin được TS. Hà Anh Đức, Chánh văn phòng Bộ Y tế, cho biết tại hội thảoMức sinh thấp tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp,hôm 10/11, ở Hà Nội.

Ông Đức cho biết một nghiên cứu quốc tế công bố năm 2020 dự báo dân số 23 quốc gia như Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc... giảm hơn một nửa vào năm 2100. Trong đó, dân số Việt Nam tăng lên 107 triệu người vào năm 2044, sau đó giảm xuống 72 triệu người vào năm 2100, nếu không có các giải pháp can thiệp nâng mức sinh.

Hiện dân số Việt Nam là trên 100 triệu người,mức sinh giảmnhanh và thấp, bước sang giai đoạn già hóa.

>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap