Để giải thích hiện tượng này,ìsaoảnhchụpcủabạnxấgacha heat một số nhà tâm lý học đã nghiên cứu và chỉ ra, thực ra bạn xấu hơn 30% so với trong gương. Vậy nguyên nhân ở đâu?
Hiệu ứng khuôn mặt đông lạnh
Khái niệm chủ đạo trong tâm lý học cho rằng hiện tượng một người không ăn ảnh có thể được giải thích bằng "Hiệu ứng khuôn mặt đông lạnh".
Hiệu ứng này lần đầu được đề xuất bởi giáo sư Robert Post và nhóm của ông tại Đại học California, Mỹ. Qua nghiên cứu, họ phát hiện ra rằng một khuôn mặt chuyển động hấp dẫn hơn nhiều so với khuôn mặt tĩnh .
Khi nhìn vào gương hay nhìn vào máy ảnh, mọi người thường điều chỉnh góc độ và tư thế một cách vô thức, nét mặt cũng thay đổi tương ứng với những điều chỉnh liên tục. Chẳng hạn như những biểu cảm như cười, nhếch môi, nhíu mày, nheo mắt... hoặc những cử động nhỏ ngẫu nhiên sẽ khiến bạn trông tự tin và đẹp nhất. Ngoài ra, việc tận dụng góc ảnh, ánh sáng, tìm ra ưu điểm khuôn mặt khi chụp cũng sẽ giúp bạn trông nổi bật hơn.
Nhiếp ảnh gia giỏi sẽ cố gắng khôi phục diện mạo của một người bằng cách điều chỉnh tiêu cự của máy ảnh và các điều kiện ánh sáng khác nhau. Nhưng thực tế, không phải ai cũng thành thạo kỹ năng chụp ảnh. Vì vậy, một người không ăn ảnh có thể không đẹp như trong gương nhưng chắc chắn không xấu như trong ảnh, dung mạo thật sự của họ nằm ở đâu đó giữa gương và ảnh.
Nhà tâm lý học nổi tiếng Đại học UCLA là Albert Mehrabian đã đưa ra một công thức trong giao tiếp được gọi là quy luật 7% - 38% - 55%. Quy luật này nói rằng 55% quá trình giao tiếp không liên quan đến việc sử dụng từ ngữ, mà liên quan đến ngôn ngữ cơ thể, vẻ mặt khi nói chuyện; 38% liên quan đến ngữ điệu, chẳng hạn âm lượng, giọng nói, sự diễn cảm trong cách diễn đạt... và chỉ có 7% liên quan đến ngôn từ.
Công thức này thể hiện một thông điệp quan trọng: Nếu muốn thu hút người khác, tốt nhất chúng ta nên giao tiếp ngoài đời. Bạn khó có thể thể hiện được khí chất, sự quyến rũ nếu chỉ qua hình ảnh tĩnh.
Hiệu ứng hào quang
Sau hơn 10 năm nghiên cứu, nhà tâm lý học người Mỹ Edward Thorndike tin rằng hiệu ứng hào quang là phổ biến. Theo đó, một ấn tượng tổng thể về một cá nhân có thể ảnh hưởng đến đánh giá về các đặc điểm khác. Bởi vậy, con người dễ bị não bộ đánh lừa và trở nên tự tin vào vẻ bề ngoài của mình.
Có sự khác biệt nhất định giữa bản thân trong gương và trong ảnh, ở những thời điểm và điều kiện khác nhau, trạng thái khuôn mặt của mỗi người cũng khác nhau. Điều kiện ánh sáng của đa số mọi người khi chụp ảnh không được tốt nên ảnh chụp trông không được ưng ý. Nhưng khi chúng ta nhìn vào gương, phần "tự luyến" trong não bộ sẽ tự động sáng lên theo tiềm thức.
Những người yêu bản thân sẽ vô thức cho rằng mình đẹp từ nhiều góc độ và trong những điều kiện khác nhau. Bộ não thường chọn cách đồng nhất với cái tôi "tốt hơn" hơn là cái tôi "chân thực hơn".
Hiệu ứng má trái
"Hiệu ứng má trái" lần đầu được đề xuất bởi nhà khoa học Sam Kean, người tin rằng phần não điều khiển cảm xúc là phía bên trái khuôn mặt. Vì vậy, khuôn mặt bên trái biểu cảm hơn khuôn mặt bên phải.
Theo nhà khoa học này, không ai có khuôn mặt đối xứng tuyệt đối. Trong quá trình chụp ảnh, khi người ta chụp khuôn mặt của chính mình, họ sẽ vô thức quay mặt phải vào trong và để lộ mặt trái ra ngoài. Dưới góc độ nhiếp ảnh, góc nghiêng của khuôn mặt khiến mũi trở nên thẳng hơn, tăng ảo giác về diện mạo. Vì thế, rất nhiều người nghiện chụp góc này.
Một thống kê về ảnh chụp nghiêng của những người thích chụp selfie gần đây cũng đưa ra kết luận này: Khi chụp ảnh nghiêng, mọi người sẽ ưu tiên để lộ phần bên trái khuôn mặt.
Vì vậy, khi nhìn vào gương, mọi người cũng chú ý nhiều hơn đến phần bên trái khuôn mặt, vô thức bỏ qua một cách có chọn lọc sự bất cân xứng trên khuôn mặt. Dưới tác động của "hiệu ứng má trái", mọi người sẽ cảm thấy mình trông đẹp hơn trong gương.
Bởi vậy, muốn biết diện mạo thật của mình, bạn nên ở một khoảng cách nhất định với gương và dưới ánh sáng tự nhiên. Chỉ bằng cách này, chúng ta mới có thể thực sự thể hiện được trạng thái và diện mạo chân thực nhất.
Trang Vy(Theo 163)